Hai anh em trai dọa c.h.e.m, giành đất của bốn chị em gái

Không hài lòng với chuyện chia đều đất cát cha mẹ để lại, hai người con trai dọa chém mấy cô con gái để độc chiếm, xây nhà cho thuê.

Tranh chấp nhà, đất thừa kế thường xảy ra khi có sự “ăn không đồng, chia không đủ”. Hậu quả có thể khiến anh, chị, em ruột thịt không nhìn mặt nhau có tận tới khi chết. Thậm chí, nhiều vụ hành hung, án mạng cũng xuất phát từ việc phân chia tài sản thừa kế không đồng đều giữa các đứa con. Ở ta, người lớn tuổi thuộc thế hệ cũ thường có suy nghĩ ưu ái nhiều hơn cho đứa con trai cả, hoặc đứa con út, trọng nam khinh nữ… Chính điều đó đã làm nảy sinh mâu thuẫn.

Mà phần lớn những gia đình xảy ra tranh chấp thừa kế đều là do bố mẹ lúc còn khỏe ngại phân chia, ngại lập di chúc, ngại nó rõ ràng với các con, dẫn đến hệ lụy rất lớn sau này khi họ bất ngờ qua đời, để lại khối tài sản chưa phân định.

Ví dụ như trường hợp của nhà mẹ tôi. Mẹ tôi có bảy người anh chị em, trong đó gồm ba nam và bốn nữ. Anh trai cả của mẹ tôi mất sớm, không có vợ con. Khi động đến chuyện đất cát, hai người con trai còn lại tự cho mình quyền sẽ được nhận hết phần đất còn lại mà mẹ để lại. Họ muốn độc chiếm để sử dụng, xây cất nhà cửa và cho thuê, không có các chị em gái chút gì.

Tôi may mắn được một người thầy giảng giải, khuyên nhủ rằng “đó là đất tranh chấp từ đời trước, đừng để nó ảnh hưởng đến đời mình”, nên không tham gia vào.

Lâm Đồng: Dùng gậy sát hại cả gia đình vợ do tranh chấp đất đai | Vietnam+  (VietnamPlus)

Thực ra, đất đai đã được khai nhận thừa kế từ năm 1998, chia đều cho tất cả con cái và người nào cũng được cấp sổ đỏ riêng. Tuy nhiên, không hài lòng với chuyện phân chia đất cát, hai người con trai dọa chém bất cứ đứa con gái nào dám đào cái hố để chôn móng nhà. Tranh chấp tới mấy chục năm không được giải quyết, nên không ai chuyển đổi mục đích sử dụng lên thành đất thổ cư được.

Đến một ngày, nhà nước làm con đường đi ngang qua khu đất. Vậy là đất trở thành nhà mặt tiền đường chính, giá trị tăng gấp cả trăm ngàn lần. Do diện tích đất quá lớn, lại là đất trồng cây, nhà nước quyết định thu hồi để làm trường học vào năm 2008. Đến 2022, mảnh đất chính thức được nhà nước thu hồi hết, nhưng chỉ bồi thường cho người chủ đất hợp pháp.

Người tính không bằng trời tính, các công trình lấn chiếm trên đất mặc nhiên được bồi thường cho người chủ thật sự. Nhưng đền bù hỗ trợ chỉ là con số rất nhỏ so với giá trị thực tế của khu đất.